Thực hiện Quyết định số 318 của Thủ tướng chính phủ: ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao. Giai đoạn năm 2021 đến năm 2025, và thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã và đang trở thành một hoạt động quan trọng trong việc phát triển kinh tế và quảng bá hình ảnh của những sản phẩm đặc trưng của mỗi xã, phường trên toàn quốcTại xã Trường Trung, huyện Nông Cống, chương trình OCOP đã mang đến nhiều sản phẩm độc đáo của làng nghề truyền thống. Từ sự tài năng khéo léo và tâm huyết của người dân Trường Trung, những sản phẩm đặc trưng đã được tạo ra, đem lại lợi ích kinh tế và thể hiện văn hóa tiêu dùng đặc biệt của địa phương.
Một trong những sản phẩm nổi bật của xã Trường Trung là nghề sản xuất nấm sò. Nấm sò hay còn gọi là nấm bào ngư, là một trong những loại nấm ăn, được nuôi trồng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nấm sò có tên khoa học là Pleurotus ostreatus. Đây là loại nấm dễ canh tác, cho năng suất cao,là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, với nhiều công dụng hữu ích với sức khỏe con người.Với điều kiện tự nhiên phù hợp, nguồn lao động dồi dào và nhu cầu thị trường ổn định, hiện nay trên địa bàn xã Trường Trung, huyện Nông Cống, có nhiều hộ tham gia trồng nấm khá hiệu quả. Tuy dễ trồng, dễ canh tác, thế nhưng, chứng kiến cảnh bà con nông dân trồng nấm mới thấy nghề này cũng rất công phu, mất nhiều công sức, do chủ yếu là làm thủ công là chính và có nhiều công đoạn sản xuất.
Mang tính chất đặc trưng và lợi thế vùng miền. Tâm huyết với nghề trồng nấm, anh Trần Văn Tuấn chủ cơ sở sản xuất nấm Tuấn Lan, thôn Trung Liệt xã Trường Trung, huyện Nông Cống cho biết;
Để nghề trồng nấm sò mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, theo các chuyên gia nông nghiệp, ngoài việc đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ, thì yếu tố mùa vụ và tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật luôn đóng vai trò then chốt.
Chương trình OCOP tại xã Trường Trung, huyện Nông Cống, không chỉ góp phần phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương mà còn đem lại những trải nghiệm văn hóa tiêu dùng độc đáo. Qua việc tiếp cận và sử dụng những sản phẩm OCOP, khách hàng sẽ có cơ hội tìm hiểu văn hóa, tìm hiểu con người và đóng góp vào bảo tồn và phát triển nền kinh tế địa phương.
Hy vọng rằng, dây chuyền thiết bị công nghệ trồng nấm đồng bộ và Đề án thành lập hợp tác xã sản xuất chế biến nấm sẽ góp phần mở ra những triển vọng mới, giúp các gia đình nông dân nâng cao giá trị kinh tế của nghề trồng nấm, Đồng thời, tạo ra các sản phẩm nấm sạch, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
Nguyễn Hồng - CC.VH-XH