Bầu cử ĐBQH khoá XV, Đại biểu HĐND các cấp nhiệm ký 2021 - 2026: Kỹ lưỡng, dân chủ ngay tư khâu giới thiệu ứng cửNgày 25/02/2021 15:11:17 Theo quy định, từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 3, các cơ quan, tổ chức, đơn vị sẽ giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội Khóa XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ngay từ khâu này, Chỉ thị số 45 của Bộ Chính trị đã yêu cầu: giới thiệu những người tiêu biểu về phẩm chất, đạo đức và năng lực, có quan điểm, lập trường chính trị vững vàng, đủ tiêu chuẩn, có điều kiện thực hiện nhiệm vụ tham gia làm đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND. Không giới thiệu người xu nịnh, kiêu ngạo, quan liêu Yêu cầu đối với việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp đã được thể hiện khá rõ từ những quy định về tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND tại Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND. Trước đòi hỏi của tình hình mới, tại Chỉ thị số 45 của Bộ Chính trị về về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã nhấn mạnh các yêu cầu đối với cấp ủy, tổ chức đảng trong việc giới thiệu người ứng cử. Theo đó, phải giới thiệu những người tiêu biểu về phẩm chất, đạo đức và năng lực, có quan điểm, lập trường chính trị vững vàng, đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, có điều kiện thực hiện nhiệm vụ tham gia làm đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND; kiên quyết không giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp những người không xứng đáng, không đủ tiêu chuẩn, nhất là những người sa sút về phẩm chất đạo đức, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, xu nịnh, kiêu ngạo, quan liêu, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước. Yêu cầu của Bộ Chính trị tại Chỉ thị 45 đã cho thấy sự kỹ lưỡng, thận trọng của Đảng ta ngay từ khâu giới thiệu người ứng cử. Nói cách khác, người ứng cử đáp ứng đầy đủ các quy định về tiêu chuẩn được quy định trong các văn bản hướng dẫn, Chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước thì cử tri sẽ có cơ sở để chọn được những người xứng đáng nhất đại diện cho mình tại cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của đất nước và cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương. Hơn nữa, việc lựa chọn người đủ đức, đủ tài và xứng tầm nhiệm vụ tại các cơ quan này sẽ góp phần quan trọng thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Lấy chất lượng bù số lượng Không chỉ từ đòi hỏi của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Trưởng Ban Công tác đại biểu Trần Văn Túy nhấn mạnh, các quy định mới tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sẽ tạo nên những điểm mới đáng chú ý trong công tác bầu cử lần này. Theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, số lượng đại biểu Quốc hội được giữ nguyên là 500 người, nhưng tỷ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách được luật quy định tối thiểu 40% (tăng 5% so với trước), tức là Quốc hội sẽ có ít nhất 200 đại biểu hoạt động chuyên trách. Luật cũng đã quy định rõ đại biểu Quốc hội có một quốc tịch là Việt Nam. Các quy định này sẽ tác động đến công tác chuẩn bị bầu cử, từ khâu quy hoạch, lựa chọn nhân sự, giới thiệu người ứng cử, Trưởng Ban Công tác đại biểu nhấn mạnh. Đối với đại biểu HĐND, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã quy định giảm từ 5 - 10% số đại biểu so với hiện nay. Với quy định mới này, Trưởng Ban Công tác đại biểu cho rằng, trong công tác chuẩn bị nhân sự phải bảo đảm yêu cầu lấy chất lượng bù số lượng, phải chọn được những ứng cử viên ưu tú, nhiệt huyết nhất để bảo đảm quyền đại diện của cử tri không bị ảnh hưởng, trong đó cần chú trọng đến chất lượng đại biểu HĐND chuyên trách. Bên cạnh đó, Quốc hội cũng đã ban hành các nghị quyết cho phép TP. Hà Nội, Đà Nẵng thực hiện thí điểm mô hình tổ chức chính quyền đô thị và TP. Hồ Chí Minh tổ chức mô hình chính quyền đô thị từ ngày 1.7.2021. Như vậy, các thành phố này không chỉ thực hiện quy định mới về số lượng đại biểu HĐND như quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương mà sẽ còn giảm cả đại biểu HĐND cấp phường, cấp quận. Do đó, việc lựa chọn các ứng cử viên để bầu đại biểu HĐND tại các địa phương này càng phải chú trọng hơn nữa về chất lượng. Để đáp ứng yêu cầu từ thực tế và quy định pháp luật mới, việc lựa chọn giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND cần được các cơ quan, đơn vị quán triệt và thực hiện đúng theo quan điểm của Bộ Chính trị tại Chỉ thị số 45 cũng như các văn bản hướng dẫn bầu cử đã được ban hành. Cùng với đó, ngay từ khâu này cũng cần phát huy dân chủ tại cơ quan, đơn vị, tổ chức, khu dân cư khi lấy ý kiến về người được giới thiệu ứng cử. Các cơ quan, đơn vị cần chủ động và cầu thị, lắng nghe ý kiến của cử tri nơi công tác, nơi cư trú đối với người dự kiến giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, vì chính họ hiểu rõ, đánh giá chính xác những cá nhân được giới thiệu. (Theo Báo Đại biểu Nhân dân)
Đăng lúc: 25/02/2021 15:11:17 (GMT+7)
Theo quy định, từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 3, các cơ quan, tổ chức, đơn vị sẽ giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội Khóa XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ngay từ khâu này, Chỉ thị số 45 của Bộ Chính trị đã yêu cầu: giới thiệu những người tiêu biểu về phẩm chất, đạo đức và năng lực, có quan điểm, lập trường chính trị vững vàng, đủ tiêu chuẩn, có điều kiện thực hiện nhiệm vụ tham gia làm đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND. Không giới thiệu người xu nịnh, kiêu ngạo, quan liêu Yêu cầu đối với việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp đã được thể hiện khá rõ từ những quy định về tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND tại Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND. Trước đòi hỏi của tình hình mới, tại Chỉ thị số 45 của Bộ Chính trị về về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã nhấn mạnh các yêu cầu đối với cấp ủy, tổ chức đảng trong việc giới thiệu người ứng cử. Theo đó, phải giới thiệu những người tiêu biểu về phẩm chất, đạo đức và năng lực, có quan điểm, lập trường chính trị vững vàng, đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, có điều kiện thực hiện nhiệm vụ tham gia làm đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND; kiên quyết không giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp những người không xứng đáng, không đủ tiêu chuẩn, nhất là những người sa sút về phẩm chất đạo đức, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, xu nịnh, kiêu ngạo, quan liêu, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước. Yêu cầu của Bộ Chính trị tại Chỉ thị 45 đã cho thấy sự kỹ lưỡng, thận trọng của Đảng ta ngay từ khâu giới thiệu người ứng cử. Nói cách khác, người ứng cử đáp ứng đầy đủ các quy định về tiêu chuẩn được quy định trong các văn bản hướng dẫn, Chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước thì cử tri sẽ có cơ sở để chọn được những người xứng đáng nhất đại diện cho mình tại cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của đất nước và cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương. Hơn nữa, việc lựa chọn người đủ đức, đủ tài và xứng tầm nhiệm vụ tại các cơ quan này sẽ góp phần quan trọng thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Lấy chất lượng bù số lượng Không chỉ từ đòi hỏi của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Trưởng Ban Công tác đại biểu Trần Văn Túy nhấn mạnh, các quy định mới tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sẽ tạo nên những điểm mới đáng chú ý trong công tác bầu cử lần này. Theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, số lượng đại biểu Quốc hội được giữ nguyên là 500 người, nhưng tỷ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách được luật quy định tối thiểu 40% (tăng 5% so với trước), tức là Quốc hội sẽ có ít nhất 200 đại biểu hoạt động chuyên trách. Luật cũng đã quy định rõ đại biểu Quốc hội có một quốc tịch là Việt Nam. Các quy định này sẽ tác động đến công tác chuẩn bị bầu cử, từ khâu quy hoạch, lựa chọn nhân sự, giới thiệu người ứng cử, Trưởng Ban Công tác đại biểu nhấn mạnh. Đối với đại biểu HĐND, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã quy định giảm từ 5 - 10% số đại biểu so với hiện nay. Với quy định mới này, Trưởng Ban Công tác đại biểu cho rằng, trong công tác chuẩn bị nhân sự phải bảo đảm yêu cầu lấy chất lượng bù số lượng, phải chọn được những ứng cử viên ưu tú, nhiệt huyết nhất để bảo đảm quyền đại diện của cử tri không bị ảnh hưởng, trong đó cần chú trọng đến chất lượng đại biểu HĐND chuyên trách. Bên cạnh đó, Quốc hội cũng đã ban hành các nghị quyết cho phép TP. Hà Nội, Đà Nẵng thực hiện thí điểm mô hình tổ chức chính quyền đô thị và TP. Hồ Chí Minh tổ chức mô hình chính quyền đô thị từ ngày 1.7.2021. Như vậy, các thành phố này không chỉ thực hiện quy định mới về số lượng đại biểu HĐND như quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương mà sẽ còn giảm cả đại biểu HĐND cấp phường, cấp quận. Do đó, việc lựa chọn các ứng cử viên để bầu đại biểu HĐND tại các địa phương này càng phải chú trọng hơn nữa về chất lượng. Để đáp ứng yêu cầu từ thực tế và quy định pháp luật mới, việc lựa chọn giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND cần được các cơ quan, đơn vị quán triệt và thực hiện đúng theo quan điểm của Bộ Chính trị tại Chỉ thị số 45 cũng như các văn bản hướng dẫn bầu cử đã được ban hành. Cùng với đó, ngay từ khâu này cũng cần phát huy dân chủ tại cơ quan, đơn vị, tổ chức, khu dân cư khi lấy ý kiến về người được giới thiệu ứng cử. Các cơ quan, đơn vị cần chủ động và cầu thị, lắng nghe ý kiến của cử tri nơi công tác, nơi cư trú đối với người dự kiến giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, vì chính họ hiểu rõ, đánh giá chính xác những cá nhân được giới thiệu. (Theo Báo Đại biểu Nhân dân)
|